Bạn có đang tìm hiểu cách thiết kế giếng trời trong nhà vừa thẩm mỹ lại đảm bảo an toàn và chi phí phù hợp? Bài viết sau đây, sẽ cung cấp ý tưởng thiết kế giếng trời hợp lý và những lưu ý tránh sự cố không đáng có.
Ưu – Nhược điểm khi xây dựng giếng trời trong nhà
Giếng trời là một thiết kế độc đáo, giúp căn nhà mang phong cách riêng. Thiết kế này tồn tại những ưu điểm và hạn chế nhất định khi xây dựng.
Ưu điểm của giếng trời
Giếng trời là một thiết kế vô cùng hữu ích trong gia đình với nhiều tác dụng khác nhau. Tiêu biểu có thể kể đến như:
- Lấy sáng tự nhiên: Đây là một giải pháp hữu hiệu nhằm cung cấp ánh sáng tự nhiên bằng quá trình chiếu sáng từ mái giếng đến chân giếng, lan tỏa toàn bộ không gian trong căn nhà.
- Thông gió tự nhiên: Chức năng quan trọng khác của giếng trời chính là thông gió, điều hoà không khí. Giếng trời giúp lưu thông trao đổi không khí từ bên ngoài vào, giúp ngôi nhà thoáng mát và dễ chịu hơn nhất là vào mùa hè oi bức.
- Tăng tính thẩm mỹ: Thiết kế giếng trời bắt nguồn từ thời kỳ Phục Hưng châu Âu và được cách tân qua nhiều thời kỳ nhằm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Thiết kế có thể tùy chọn theo nhu cầu của gia chủ, tăng tính thẩm mỹ cho mái ấm của bạn.
- Mang đến phong thủy tốt cho gia đình: Ngoài những tác dụng kể trên, giếng trời trong nhà còn mang đến ưu điểm rõ rệt về mặt phong thuỷ. Thiết kế này giúp tăng cường sức khỏe, tài lộc cho các thành viên trong gia đình bởi nó luân chuyển và trao đổi năng lượng từ bên ngoài vào.
Nhược điểm của giếng trời
Song song với những ưu điểm nổi bật kể trên, giếng trời trong nhà cũng tồn đọng nhiều hạn chế nhất định. Tiêu biểu như:
- Chi phí thi công: Xây dựng giếng trời đòi hỏi sự đầu tư về vật liệu và công nghệ. Những vật liệu như kính chịu lực, thép không gỉ, nhôm,… sẽ tăng thêm không ít chi phí xây dựng so với dự tính bản đầ.
- Vấn đề chống thấm: Đối với giếng trời không có mái che hoặc sử dụng tiểu cảnh ướt sẽ dễ dẫn đến tình trạng thấm nước nếu không đảm bảo quy trình chống thấm đạt chuẩn.
- Vấn đề an toàn: Giếng trời có tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng, đặc biệt là đối với trẻ em hoặc người lớn tuổi. Do vậy, người xây dựng cần chú ý đến nguyên tắc an toàn khi thiết kế.
- Vấn đề vệ sinh: Vệ sinh giếng trời cần được thực hiện định kỳ tùy thuộc vào môi trường xung quanh. Việc này gây nhiều khó khăn, mất thời gian và thậm chí là chi phí thuê dịch vụ xử lý.
Nguyên tắc thiết kế giếng trời khoa học
Giếng trời cần phải được thiết kế hợp lý, tính toán cẩn thận nhằm khai thác tối đa những công dụng của giếng trời. Một vài nguyên tắc thiết kế cần phải lưu tâm như sau:
Vị trí xây dựng
Bất cứ thiết kế nào trong căn nhà cũng cần phải tuân thủ nguyên tắc phong thuỷ, tìm vị trí hợp lý và tránh xa những vị trí không thích hợp. Một vài lựa chọn được ưu tiên như sau:
- Trung cung: Vị trí này mang tính Thổ, cân bằng các hành khác, giúp gia chủ bình an, tài lộc.
- Cung Tài lộc: Giúp thu hút tài lộc, may mắn cho gia chủ.
- Cung Thiên mạng: Mang lại sức khỏe, bình an cho gia chủ.
Bên cạnh đó, các vị trí cần tránh xa gồm:
- Hướng Bắc: Mang lại âm khí, không tốt cho sức khỏe.
- Cạnh nhà bếp: Hỏa khí từ bếp xung đột với Thủy khí từ giếng trời.
- Phòng ngủ: Gây ồn ào, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Việc xác định vị trí đặt giếng trời theo khoa học cần căn cứ vào diện tích và chiều dài ngôi nhà. Một vài lựa chọn thích hợp gồm:
- Thông thường, giếng trời thường được đặt ở các khu vực thiếu ánh sáng và cần thông gió. Các vị trí phổ biến nhất hiện nay là trung tâm nhà, gầm cầu thang, phí sau nhà hoặc hướng sân vườn.
- Tránh các vị trí bị che khuất bởi các công trình khác.
Kích cỡ giếng trời
Kích cỡ giếng trời có thể linh động tuỳ thuộc vào diện tích cũng như độ cao của ngôi nhà. Diện tích giếng được khuyến cáo nên nhỏ hơn 5% diện tích mặt sàn dành cho nhà nhiều cửa sổ và nhỏ hơn 15% với thiết kế ít cửa sổ. Thông thường giếng trời nhỏ nhất ở khoảng 45 X 45 cm và phổ biến nhất là từ 4 – 6 m2.
Giếng trời trong nhà
Với giếng trời trong nhà, yếu tố thời tiết cần được gia chủ chú trọng hàng đầu, cân bằng lượng gió và nhiệt lượng ra vào. Thiết kế cần đảm bảo mùa hè không quá oi bức và mùa đông không bị giá rét quá mức, tránh hắt mưa hiệu quả.
Giếng trời cuối nhà
Giếng trời đặt cuối nhà thường được thiết kế tự do, không nhất định phải tuân theo thiết kế chung của căn nhà và chiếm kinh phí tương đối thấp. Tại khu vực này không chỉ dùng với mục đích lấy ánh sáng mà còn đón gió, mưa đều hơn. Bạn cũng có thể kết hợp với thiết bị khác để điều tiết hoặc thu hẹp diện tích hứng gió.
Giếng trời mái cố định
Giếng trời mái cố định là thiết kế phổ biến nhất vì lắp đặt đơn giản, chi phí phù hợp. Các bạn có thể sử dụng vật liệu lấy sáng, chịu nhiệt tốt như nhựa poly hoặc kính cường lực. Tuy nhiên, gia chủ nên kết hợp với phim cách nhiệt tại mặt trong ô gió nhằm thoát hơi nóng do tính chất cố định, chịu nắng cả ngày.
Giếng trời mái di động
Mái di động có thể thực hiện thao tác đóng mở tùy vào nhu cầu sử dụng. Hạn chế của thiết kế này chính là giá thành cao hơn so với mái cố định và gia chủ cần chú ý đóng mái khi ra khỏi nhà gây mất an toàn hoặc mưa hắt. Hiện nay, trên thị trường đang phổ biến nhất là 3 dạng mái di động sau:
- Mái kéo di động
- Mái gắn motor điện
- Mái gắn cảm biến.
Giếng trời không mái che
Có không ít gia đình lựa chọn thiết kế giếng trời kết hợp với khoảng thông tầng hoặc vườn nhà. Do đó, cần để trồng cây dưới ánh nắng tự nhiên, không khí bên ngoài. Nếu yêu thích thiết kế này, bạn cần chú ý áp dụng khung bảo vệ, thiết kế khe hở trần hoặc kết hợp kính, tường bao quanh để tránh nước văng, khói bụi gây ảnh hưởng tới các vật dụng khác.
Trang trí giếng trời
Với cấu tạo 3 phần gồm đỉnh giếng, thân và đáy giếng, khi thiết kế giếng sẽ cần phân chia rõ để đảm bảo công năng và tính thẩm mỹ. Cụ thể:
- Phần đỉnh giếng có thể làm đơn giản chỉ với mái kính trong suốt, ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn thiết kế cầu kỳ hơn với khung sắt hoa văn, hình học cách điệu. Tùy vào sở thích của gia chủ để lựa chọn kiểu dáng ưng ý nhất.
- Phần thân và đáy giếng có thể kết hợp với tiểu cảnh, hòn non bộ, tường ốp đá hay ngăn bằng lam kính,… Những điều này sẽ phụ thuộc vào bố cục và thiết kế tổng quan của căn nhà.
Lưu ý thiết kế giếng trời tránh mưa hắt, dột
Khi thiết kế giếng trời trong nhà cần chú ý đến rất nhiều vấn đề, như tính an toàn, thẩm mỹ hay chi phí thi công, lắp đặt. Những lưu ý để tránh mưa hắt, dột cho nhà gồm:
Hệ thống thoát nước sàn hợp lý
Nếu muốn thi công giếng trời kết hợp với tiểu cảnh ướt, gia chủ cần phải bố trí hệ thống thoát nước sàn cùng mái che hợp lý. Nếu không, lượng nước đọng lại sẽ ngấm, ẩm và làm hư hại nội thất.
Độ phẳng tường của giếng trời
Mặt tường giếng trời nếu được làm trơn thì sẽ khiến âm thanh vang lớn hơn, người ở tầng này có thể nghe được tiếng của tầng khác, tính riêng tư bị ảnh hưởng. Do vậy, khi thiết kế giếng trời nên chú ý làm một số mảng nhám để tiêu âm như gạch thẻ, sơn gai, gạch trần, ốp đá,…
Lựa chọn vật liệu thiết kế giếng trời
Hiện tại, có rất nhiều vật liệu được sử dụng cho thiết kế giếng trời. Mỗi vật liệu đều có chi phí và đặc tính riêng biệt. Mời bạn đọc cùng tham khảo bảng chi phí sau đây:
Vật liệu | Ưu điểm | Nhược điểm | Giá tham khảo (VND/m2) |
Kính cường lực | – Lấy sáng tốt, điều chỉnh độ sáng theo ý muốn
– Chịu lực tốt, khi vỡ cũng rất an toàn – Dễ vệ sinh |
– Trọng lượng lớn, khó vận chuyển
– Chỉ thích hợp với giếng trời hình chóp hoặc mặt phẳng – Giá thành cao |
– Kính cường lực 10mm – 500.000
– Kính cường lực 12mm – 600.000 – Kính dán 2 lớp cường lực 11mm52 – 900.000 |
Nhựa mica | – Trọng lượng nhẹ, dễ thi công và lắp đặt
– Mềm, dẻo giúp uốn cong tuỳ theo thiết kế – Bề mặt cứng, dễ vệ sinh |
– Lấy sáng kém
– Dễ trầy xước và thường xuyên phải thay mới |
95.000 – 550.000 |
Nhựa Polycarbonate | – Lấy sáng tốt
– Trọng lượng nhẹ – Độ bền cao, uốn cong được – Chống tia UV tốt |
– Dễ bị bám bụi | 105.000 – 2.200.000 |
Vật liệu thiết kế giếng trời và giá tham khảo mới nhất
Tránh thiết kế rườm rà
Đừng chỉ quá chú ý đến tính thẩm mỹ mà quên đi vai trò chính của giếng trời là làm thông khí và đón sáng. Khi căn nhà đã đủ ánh sáng hoặc thiết kế giếng có thể gây ảnh hưởng tới tổng quan căn nhà thì nên loại bỏ. Bên cạnh đó, cũng tránh thiết kế rườm rà, nhiều chi tiết gây ảnh hưởng đến chức năng chính của giếng.
Lan can quá thấp
Khoảng thông giữa các tầng sẽ không đủ an toàn nếu các bạn thi công ban công quá thấp, đặc biệt với các gia đình có trẻ nhỏ. Các vị trí hàng lang, cầu thang tiếp giáp với giếng trời cần đáp ứng tiêu chuẩn an toàn đủ với chiều cao phù hợp.
Mái che không đủ dày
Tại Việt Nam, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên trong mùa hè có ánh sáng rất gay gắt, đặc biệt là vào buổi trưa khi mặt trời thẳng đứng. Mặt sàn, cầu thang gỗ hay nội thất khác trong khu vực này đều bị bạc màu. Do vậy, gia chủ có thể kết hợp với hệ thống rèm dưới mái để che bớt và chủ động điều tiết lượng ánh sáng.