1. Phần thô là gì?
Phần thô chính là phần móng và bể ngầm, tất cả các hệ thống chịu lực để chịu lực như phần khung, cột, dầm, sàn, bê tông,...
Xây nhà phần thô bao gồm những công việc làm ván khuôn, gia công thép, lắp dựng, đổ bê tông; xây khối xây gạch. Đây đều là những công việc nặng nhọc và đòi hỏi tính toán tỉ mỉ, khoa học từ khi còn là bản vẽ và đồng thời những nhân công thực hiện cũng phải có kỹ thuật cao, có kiến thức về kết cấu xây dựng.
Công đoạn xây nhà phần thô cần tính toán cẩn thận, từ bước cắt thép sao cho hợp lý và đảm bảo kỹ thuật nhất, cho tới khi trộn và đổ bê tông tuân thủ những quy phạm nghiêm ngặt của chất lượng.
Tương tự với công đoạn xây các khối xây, cần phải xây thế nào cho đúng, chính xác, thẳng, vuông… đảm bảo quy cách cấu tạo, tính toán để không trùng mạch, không nhỡ viên,...
2. Tại sao xây dựng phần thô quan trọng?
Nhiều người cho rằng phần thô không quan trọng, bởi sau khi hoàn thiện căn nhà thì thứ mà mọi người nhìn thấy là cửa sổ, cầu thang, mặt tiền, chứ ai thấy phần thô? Đó là một suy nghĩ vô cùng sai lầm.
Phần thô chính là tiền đề quan trọng cho tất cả các quy trình, hạng mục, các bộ môn thi công sau này. Xây nhà phần thô càng cẩn thận, càng chuẩn xác thì những phần sau thi công càng vững chắc, tiết kiệm được chi phí và thời gian hoàn thiện cũng như giảm thiểu những hoạt động có thể ảnh hưởng tiêu cực đến công trình như chỉnh sửa, đục phá công trình,…
Một ngôi nhà, mặt tiền có thể được sửa chữa, thay đổi vật liệu bề mặt, màu sắc sơn sửa... Nhưng phần thô sẽ khó thay đổi, xây nhà phần thô vững chắc cũng là cách để điều chỉnh phần hoàn thiện dễ dàng hơn.
3. Những lưu ý khi xây dựng phần thô nhà phố
3.1. Lựa chọn nhà thầu xây dựng
Điều cần thiết để phần thô căn nhà bạn được đảm bảo chất lượng đó chính là tìm hiểu thông tin về nhà thầu một cách cẩn thận, lựa chọn những thương hiệu uy tín với nhiều năm kinh nghiệm.
3.2. Giải phóng mặt bằng tại khu vực xây dựng
Đây là lưu ý đầu tiên và cũng là lưu ý vô cùng quan trọng khi xây nhà phần thô. Trước khi tiến hành xây dựng phần thô, bạn cần làm sạch, phát quang mặt đất, nếu là nhà cũ xây lại thì phải phá dỡ nhà cũ, giải toả nhà và phần kết cấu của nhà cũ và vận chuyển phế thải đổ đi.
Gia chủ cần chuẩn bị một khu vực để chứa vật liệu khô thoáng, tránh các tác động từ thời tiết như mưa, nắng, bão,..., ngoài ra cũng có thể chuẩn bị lán nghỉ cho nhân công nếu cần.
Hãy luôn đảm bảo nguồn nước, nguồn điện cần thiết để quá trình xây dựng được suôn sẻ, tránh trường hợp bị chậm tiến độ do mất điện, mất nước. Việc thi công có thể sẽ ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh, vì vậy gia chủ cũng nên trao đổi với chủ các hộ gia đình lân cận.
3.3. Tổng quát quá trình xây dựng phần thô nhà phố
Sau khi đã giải toả sẽ tới bước tiến hành xây nhà phần thô, bạn nên làm việc với nhà thầu và các kỹ sư về tổng quát các hạng mục xây dựng phần thô: gia cố, làm nền móng, đổ bê tông,... Bạn cần thống nhất bước này và giám sát tiến hành thật cẩn thận bởi một khi phần thô đã làm xong thì gần như không thể sửa chữa lại.
Kết luận
Một người khoẻ mạnh cần có khung xương chắc chắn, một ngôi nhà cũng vậy. Hãy thay đổi ngay suy nghĩ rằng phần thô là phần không ai nhìn thấy, có thể làm sao cho đủ làm được. Đội ngũ kiến trúc sư - kỹ sư cùng nhân công xây dựng đến từ HOÀNG HƯNG PHÁT với nhiều năm kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về chuyên môn chắc chắn sẽ đem đến cho căn nhà bạn một khung xương vững chắc nhất!