Chiều sâu chôn móng là gì? Móng nhà cơ bản có bao nhiêu loại? Trong, Bài viết hôm nay, LE VAN GROUP tập trung giải đáp hai vấn đề này. Nếu như bạn đọc cũng đang có hứng thú tìm hiểu, sao không dành 10 phút “ngâm cứu” các thông tin được chọn lọc và tổng hợp sau?
Chiều sâu chôn móng là gì?
Có thể hiểu đơn giải, chiều sâu chôn móng là bước đầu tiên trong quá trình thi công móng của công trình xây dựng. Móng công trình là một bộ phận quan trọng trong kết cấu phần dưới của công trình nhà ở. Móng liên kết với kết cấu chịu lực bên trên, cụ thể như cột, tường. Móng nhà có nhiệm vụ tiếp thu tải trọng từ công trình rồi phân tán xuống nền. Khái quán, móng công trình là cơ sở đầu tiên để bắt đầu một dự án nhà ở.
Chiều sâu chôn móng được lý giải là khoảng cách từ đáy móng đến mặt đất tự nhiên. Hoặc bạn cũng có thể hiểu chiều sâu chôn móng là độ sâu từ mặt đất xuống đáy của móng. Mặt tiếp xúc giữa đáy móng với nền phải phẳng và nằm ngang, tuyệt đối không được tạo độ dốc. Mặt phẳng này được gọi là đáy móng. Tùy theo mỗi công trình dự án mà chiều sâu chôn móng khác nhau, được tính theo công thức riêng và số liệu nhất định.
Móng nhà cơ bản có bao nhiêu loại?
Móng nhà cơ bản có bao nhiêu loại? Đáp rằng: Có 2 loại móng nhà được ứng dụng rộng rãi nhất trong các công trình nhà ở dân dụng, được phân loại trên cơ sở chiều sâu chôn móng là móng nông và móng sâu. Nghe hai cái tên “móng nông” và “móng sâu” này, chắc bạn cũng hình dung được khái niệm về móng nông và móng sâu, đúng không nào?
1. Móng nông là gì?
Móng nông là các loại móng được thi công trên hố đào trần rồi lấp đất lại. Độ sâu không quá lớn, khoảng 1.5 ÷ 3m. Một số trường hợp, chiều sâu chôn móng lúc này là 5 ÷ 6m. Thực tế thì có thể phân biệt móng nông dựa trên tỉ lệ giữa độ sâu chôn móng và chiều rộng của móng. Nhưng, tỉ lệ định lượng rất khó xác định với con số cụ thể. Vậy, tính chiều sâu chôn móng đối với móng nông dựa trên cơ sở nào? Chính xác nhất là dựa trên phương tiện làm việc của đất nền. Khi chịu tải trọng mà không tính đến ma sát hông của đất ở xung quanh với móng thì đó được gọi là móng nông, ngược lại thì là móng sâu.
Một số loại móng nông thường gặp trong các công trình xây dựng là: Móng đơn (móng đơn đúng tâm, móng đơn lệch tâm, móng chân vịt); móng băng (móng băng dưới tường, móng băng dưới cột; móng băng một phương hay móng băng giao thoa) và móng bè.
2. Móng sâu là gì?
Móng sâu là các loại móng mà trong quá trình thi công không cần đào hố móng hay chỉ đào một phần rồi sử dụng thiết bị để hạ móng đạt được độ sâu yêu cầu như trong bản vẽ thiết kế. Móng sâu được áp dụng cho các công trình, dự án có tải trọng lớn. Vậy đối với móng sâu, chiều sâu chôn móng được tính theo công thức nào? Dựa trên cơ sở nào?
Các loại móng sâu thường gặp trong các công trình dự án xây dựng quy mô lớn móng cọc (đóng, ép), cọc khoan nhồi, móng giếng chìm, giếng chìm hơi ép, một số móng khác.
Nếu như móng nông được sử dụng cho các công trình nhà ở dân dụng thì móng sâu là lựa chọn phù hợp nhất cho các công trình có tải trọng lên móng lớn, thường là các tòa nhà > 8 tầng hoặc công trình chịu tải trọng ngang lớn, lớp đất tốt nằm dưới sâu. Móng sâu dùng móng cọc, phụ thuộc vào vật liệu. Móng sâu được chia thành nhiều loại. Cụ thể:
– Cọc gỗ
– Cọc thép, cọc bê tông cốt thép
Dựa vào công nghệ thi công mà hiện nay cọc bê tông cốt thép có thể được chia thành hai loại chính. Thứ nhất là cọc đúc sẵn (đóng, ép) hoặc cọc đổ tại chỗ (cọc khoan nhồi).
Chiều sâu chôn móng là gì? Móng nhà cơ bản có bao nhiêu loại? Mong rằng, bạn đọc đã tìm được câu trả lời cho hai vấn đề này qua các thông tin được tổng hợp ở bài viết trên.