Nhà 3 tầng kết hợp kinh doanh – không gian sống và làm việc lý tưởng với thiết kế hiện đại, nội thất sang trọng và tiện ích đầy đủ.
Nếu đang mong muốn sở hữu một ngôi nhà 3 tầng vừa đẹp vừa tiện lợi để ở và kinh doanh, bạn không nên bỏ qua mẫu nhà 3 tầng kết hợp kinh doanh. Đây là những thiết kế vừa đảm bảo không gian sống tuyệt vời vừa đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh nhiều loại hình khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu thêm về mẫu nhà này để có thể hiểu rõ hơn.
Nhà 3 tầng kết hợp kinh doanh được nhiều gia chủ lựa chọn hiện nay
Đặc điểm nhà 3 tầng kết hợp kinh doanh
Nhà 3 tầng kết hợp kinh doanh là một kiểu kiến trúc phổ biến hiện nay, đặc biệt ở các khu đô thị lớn, đông dân cư. Kiểu nhà này cho phép gia chủ sử dụng không gian có sẵn để bố trí cả khu vực ở và thương mại, giúp tiết kiệm chi phí so với việc thuê mặt bằng ở những nơi khác.
Tuy nhiên, để thiết kế nhà 3 tầng kinh doanh cần có sự tính toán kỹ lưỡng dựa trên thói quen sinh hoạt và lĩnh vực kinh doanh của gia đình. Một số đặc điểm chung của mẫu nhà này mà các gia chủ cần biết là:
Chia làm 2 khu vực rõ ràng
Một trong những yếu tố quan trọng khi thiết kế nhà 3 tầng kết hợp kinh doanh là phải chia làm 2 khu vực rõ ràng: khu vực kinh doanh và khu vực sinh hoạt. Mục đích của việc này là để đảm bảo sự riêng tư cần thiết cho các thành viên trong gia đình, tránh sự xáo trộn giữa công việc và cuộc sống.
Ngoài ra, việc chia làm 2 khu vực còn giúp tạo ra một diện mạo chuyên nghiệp cho cơ sở kinh doanh, thu hút khách hàng.
Vị trí kinh doanh nằm ở tầng trệt
Thường thì vị trí kinh doanh sẽ được bố trí ở tầng trệt của ngôi nhà. Lý do là để thuận tiện cho việc ra vào của khách hàng. Bạn cũng có thể dễ dàng quan sát và quản lý hàng hóa.
Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh mà gia chủ có thể bố trí khu vực kinh doanh theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên sẽ bao gồm các phòng chức năng chính:
Khu vực kinh doanh: Đây là không gian dành cho hoạt động kinh doanh với quầy thu ngân, quầy lễ tân hoặc không gian trưng bày sản phẩm/dịch vụ.
Nơi để xe của khách và nhân viên: Đây là khu vực để khách hàng và nhân viên đậu xe. Đảm bảo sự an toàn và thuận tiện khi mọi người đến và đi.
Kho: Khu vực này được sử dụng để lưu trữ hàng hóa, dụng cụ hoặc các vật phẩm cần thiết cho hoạt động kinh doanh.
Phòng nghỉ ngơi, chứa đồ cho nhân viên: Đôi khi, trong nhà kinh doanh có một không gian nhỏ để nhân viên nghỉ ngơi hoặc lưu trữ đồ cá nhân.
Nhà 3 tầng vừa ở vừa kinh doanh cần chia 2 khu vực rõ ràng
Khu vực ở nằm trên các tầng cao hơn
Đối lập với khu vực kinh doanh, khu vực ở sẽ được bố trí trên các tầng cao hơn của ngôi nhà. Mục đích là để tạo ra một không gian yên tĩnh, thoải mái và an toàn cho các thành viên trong gia đình.
Khu vực ở thường bao gồm phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng ăn, phòng tắm và các không gian phụ khác. Có thể bố trí theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào diện tích và sở thích của gia chủ.
Ví dụ, có thể thiết kế phòng khách và phòng bếp ở tầng 1, các phòng ngủ ở tầng 2 và 3. Hoặc bố trí phòng khách ở tầng 1, phòng bếp và phòng ăn ở tầng 2, các phòng ngủ ở tầng 3.
Các loại hình kinh doanh có thể kết hợp nhà ở
Nhà 3 tầng kết hợp kinh doanh là một kiểu kiến trúc linh hoạt và đa dạng. Gia chủ có thể lựa chọn nhiều loại hình kinh doanh khác nhau để kết hợp với nhà ở. Dưới đây là một số loại hình phổ biến:
Buôn bán sản phẩm
Khu vực kinh doanh có thể được sử dụng để mở cửa hàng bán lẻ, cửa hàng thời trang, cửa hàng điện tử, siêu thị mini hoặc các cửa hàng chuyên bán các mặt hàng cụ thể. Theo đó, ngôi nhà cần chú trọng thiết kế ở tầng 1 để có không gian trưng bày sản phẩm, quầy thu ngân và khu vực lưu trữ hàng hóa.
Kinh doanh hàng ăn, nước uống, cà phê
Các gia chủ có thể mở nhà hàng, quán cà phê, quán ăn nhanh hoặc quán trà sữa ở khu vực tầng 1 ngôi nhà. Với kiểu kết hợp này, bạn cần đảm bảo không gian để phục vụ khách hàng, tạo sự thoải mái cũng như bố trí các loại bàn ghế, quầy pha chế và khu vực nấu ăn (nếu cần).
Nhà 3 tầng kết hợp kinh doanh quán cà phê, trà sữa
Cho thuê phòng
Khi sử dụng khu vực kinh doanh trong nhà 3 tầng để cho thuê phòng, có thể tạo ra các căn hộ cho thuê hoặc phòng trọ. Yêu cầu thiết kế thường gồm các phòng riêng biệt với tiện nghi cần thiết như giường, tủ quần áo, phòng tắm riêng và không ảnh hưởng đến không gian sống riêng của các thành viên.
Dịch vụ phòng khám, sửa xe…
Khu vực kinh doanh ở tầng dưới có thể được sử dụng để mở phòng khám, phòng chăm sóc sức khỏe hoặc spa. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể sử dụng khu vực để mở tiệm sửa xe, xưởng cơ khí hoặc các dịch vụ sửa chữa khác. Khi mở dịch vụ các gia chủ cần chú ý đến sự thoải mái của khách hàng cùng cách bố trí công năng sao cho hợp lý.
Yêu cầu đối với nhà 3 tầng kết hợp kinh doanh
Vị trí nhà và giao thông
Vị trí và giao thông của nhà 3 tầng kết hợp kinh doanh, bất kể là mặt tiền đường hay trong hẻm đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Quan trọng nhất là xem xét các yếu tố cụ thể và thiết kế phù hợp để tận dụng lợi thế cũng như giảm thiểu nhược điểm. Cụ thể:
Mặt tiền đường:
- Vị trí mặt tiền đường mang lại sự tiện lợi cho hoạt động kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận của khách hàng và tạo doanh thu cao hơn.
- Mặt tiền đường thường có mức độ tiếng ồn và bụi bặm cao hơn, do giao thông và hoạt động xung quanh. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến môi trường sống và làm việc trong nhà. Cần đảm bảo rằng nhà được thiết kế và cải tiến âm thanh để giảm thiểu ảnh hưởng của tiếng ồn và bụi bặm.
- Một số vị trí mặt tiền đường có bảng hiệu lớn che phủ mặt tiền của nhà, gây thiếu ánh sáng tự nhiên vào nhà. Từ đó làm ảnh hưởng đến không gian sống và làm việc bên trong. Cần xem xét giải pháp để tối ưu hóa nguồn sáng nhân tạo và thông gió.
Trong hẻm:
- Nhà ở trong hẻm thường có mức độ riêng tư và yên tĩnh cao hơn. Nhờ đó tạo môi trường sống thoải mái và tĩnh lặng nhưng nếu nhà kết hợp kinh doanh, việc thu hút khách hàng có thể khó khăn.
- Hẻm có thể hạn chế không gian và gây khó khăn khi tìm chỗ đỗ xe. Nếu xây nhà 3 tầng kết hợp kinh doanh trong hẻm, cần đảm bảo vấn đề này cho các khách hàng.
Đảm bảo sự riêng tư cần thiết
Một yếu tố rất quan trọng khi thiết kế nhà 3 tầng kết hợp kinh doanh là đảm bảo sự riêng tư cần thiết cho các thành viên. Các gia chủ nên phân chia rõ ràng giữa khu vực kinh doanh và khu vực sinh hoạt của gia đình, tránh sự xáo trộn giữa công việc và cuộc sống. Ngoài ra, cần tách biệt rõ ràng giữa khu vực ở và khu vực kinh doanh để đảm bảo sự tiện lợi trong việc di chuyển, ra vào giữa các khu vực.
Tối ưu diện tích và chức năng sử dụng
Cần tận dụng diện tích hiệu quả và bố trí các phòng một cách khoa học. Khu vực ở cần được thiết kế để đáp ứng nhu cầu sống hàng ngày của gia đình, bao gồm phòng khách, bếp, phòng ngủ và phòng tắm. Đồng thời, khu vực kinh doanh cũng cần có đủ không gian để phù hợp với mục đích kinh doanh cụ thể, bao gồm không gian trưng bày, phòng làm việc và không gian lưu trữ.
Tối ưu diện tích và chức năng là cần thiết khi xây nhà 3 tầng vừa ở vừa kinh doanh
Lưu ý khác khi thiết kế nhà 3 tầng vừa ở vừa kinh doanh
Chọn cửa chính phù hợp, đảm bảo an ninh
Cửa chính là bộ mặt của ngôi nhà cũng là nơi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Do đó, gia chủ cần chọn cửa chính phù hợp với phong cách thiết kế và cần đảm bảo các yêu cầu:
- Cửa chính của khu vực kinh doanh cần được thiết kế để mở và đóng dễ dàng, để tiện lợi trong việc tiếp đón và phục vụ khách hàng đến. Điều này có thể được giải quyết bằng cách sử dụng các loại cửa dễ thao tác như cửa kính, cửa xếp hoặc cửa cuốn.
- Lắp đặt hệ cửa cần chắc chắn, có hệ thống khóa an toàn. Đồng thời kết hợp các biện pháp nâng cao như camera giám sát hoặc hệ thống báo động,…
Khu vực ra vào thuận tiện
Đối với nhà 3 tầng kết hợp kinh doanh, khu vực ra vào là nơi quan trọng để thu hút khách hàng và tạo ấn tượng đầu tiên cho cửa hàng của bạn. Chính vì vậy cần phải thiết kế khu vực ra này sao cho thuận tiện cho việc di chuyển và lưu ý một số vấn đề sau:
- Hệ thống chuông báo để thông báo cho nhân viên hoặc chủ nhà biết khách hàng đến, nhanh chóng phục vụ khách hàng kịp thời và hiệu quả.
- Trang bị hệ thống camera an ninh hoặc chuông cửa để kiểm soát người ra vào, đảm bảo sự an toàn cho ngôi nhà.
- Để giảm tiếng ồn và tạo không gian chuyển tiếp, nên có một khu vực đệm giữa hai khu vực, tức là khu vực ở và kinh doanh. Giúp giảm tiếng ồn từ khu vực kinh doanh và tạo ra không gian yên tĩnh hơn cho các tầng ở trên.
Cần thiết kế khu vực ra vào đảm bảo thuận tiện cho khách hàng và cả gia đình
Thiết kế lối đi khoa học, riêng tư
Lối đi không chỉ kết nối giữa các không gian trong ngôi nhà mà còn đảm bảo di chuyển thuận tiện của các thành viên cũng như khách hàng. Thay vì thiết kế lối đi chung bạn nên:
- Tạo lối đi riêng biệt cho gia đình và khách hàng, tránh để xảy ra sự nhầm lẫn hoặc xâm phạm không gian riêng tư của các thành viên.
- Sử dụng cầu thang hoặc thang máy để kết nối các tầng trong ngôi nhà, đảm bảo sự thuận tiện và nhanh chóng cho việc di chuyển.
- Lắp đặt hệ thống chiếu sáng và thông gió để giúp lối đi sáng sủa và thoáng mát.
Nhà vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng
Nhà vệ sinh là không thể thiếu, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình và khách hàng. Nên bạn cần chú ý thiết kế tuân thủ các yêu cầu sạch sẽ, thông thoáng và tiện nghi như sau:
- Tạo nhà vệ sinh riêng biệt cho gia đình và khách hàng, tránh để xảy ra sự bất tiện hoặc xung đột.
- Đặt ở vị trí thuận tiện cho khách hàng sử dụng khi đến mua hàng. Có thể đặt gần lối vào chính hoặc quầy phục vụ để dễ dàng tiếp cận.
- Tùy thuộc vào yêu cầu và quyết định của gia chủ, nhà vệ sinh có thể được thiết kế là chung hoặc riêng biệt cho nam và nữ. Việc có nhà vệ sinh riêng biệt cho từng giới giúp tiện lợi và thoải mái cho khách hàng.
- Lắp đặt hệ thống thông gió và chiếu sáng cho nhà vệ sinh, đảm bảo luôn khô ráo và sáng sủa.
- Trang trí nhà vệ sinh bằng những món đồ trang trí phù hợp, như gương soi, tranh ảnh, cây xanh… để vừa thẩm mỹ vừa chuyên nghiệp.
Kho chứa hàng tiện lợi
Nếu kinh doanh các mặt hàng cần có kho chứa hàng, bạn cần thiết kế kho sao cho tiện lợi, an toàn và hiệu quả. Theo đó:
- Chọn vị trí kho chứa hàng ở gần khu vực kinh doanh, dễ dàng di chuyển và xuất nhập hàng hóa.
- Thiết kế kho đủ rộng và có hệ thống kệ để sắp xếp hàng hóa gọn gàng, khoa học.
- Đảm bảo luôn khô ráo và thoáng mát, tránh tình trạng ẩm mốc hoặc nhiệt độ cao làm hư hỏng hàng hóa.
- Lắp đặt hệ thống chiếu sáng và an ninh cho kho chứa hàng, giúp quan sát, bảo vệ hàng hóa tốt hơn.
Lựa chọn vật tư phù hợp cho khu vực kinh doanh
Khi chọn vật liệu cho các khu vực trong nhà 3 tầng vừa ở vừa kinh doanh, có một số yếu tố cần xem xét để đáp ứng các yêu cầu cụ thể. Chẳng hạn như:
- Lựa chọn cửa cuốn đảm bảo an ninh cao hơn. Trong khi đó, cửa kính phù hợp với nhà kinh doanh nằm ở mặt phố. Giúp chống bụi và không gây cản trở tầm nhìn. Từ đó khi trưng bày sản phẩm/kinh doanh dịch vụ sẽ một thu hút khách hàng hơn.
- Nên sử dụng gạch có đặc tính chống xước và dễ vệ sinh. Đặc biệt khu vực kinh doanh thường có lượng người ra vào nhiều, việc chọn gạch chất lượng tăng tính thẩm mỹ lại sạch sẽ, dễ lau chùi.
- Dùng sơn màu trắng làm chủ đạo để tạo cảm giác không gian thoáng đãng và sang trọng. Màu trắng cũng phù hợp với nhiều phong cách trang trí và không gian kinh doanh.
- Chọn vật tư có độ bền cao tránh phải thay thế hay sửa chữa thường xuyên. Đặc biệt, giá cả hợp lý và phù hợp với ngân sách để tối ưu chi phí xây nhà.
Chọn vật tư phù hợp với thiết kế nhà để đảm bảo thẩm mỹ, công năng
Thiết kế theo đặc điểm của loại hình kinh doanh
Mỗi loại hình kinh doanh sẽ có những đặc điểm và yêu cầu riêng về không gian, thiết bị và trang trí. Do đó, các gia chủ nên thiết kế theo đặc điểm mô hình kinh doanh mà mình muốn theo đuổi để tạo sự thuận lợi và hiệu quả. Ví dụ:
- Nếu muốn kinh doanh quán cafe, cần thiết kế không gian ấm cúng và thân thiện. Không gian rộng, có thể đặt được nhiều ghế ngồi và bàn, cây xanh, đồ trang trí,…
- Trường hợp mở cửa hàng thời trang thì có thể thiết kế nhiều giá treo quần áo, có phòng thử đồ và phòng thay đồ, có máy quét mã vạch,…
- Nếu buôn bán hàng ăn thì nên bố trí hệ thống thông gió, hút khói bếp để tránh mùi đồ ăn bay vào khu vực ở.
Tiết kiệm năng lượng
Tiết kiệm năng lượng là một trong những cách giúp tối ưu chi phí và bảo vệ môi trường khi xây nhà 3 tầng kết hợp kinh doanh. Theo đó, các gia chủ có thể áp dụng một số biện pháp sau để tiết kiệm năng lượng:
- Lựa chọn các vật liệu xây dựng có khả năng chống nhiệt, giúp giảm nhiệt độ bên trong nhà khi khu vực kinh doanh cần phải sử dụng điều hòa liên tục. Ví dụ như sử dụng vật liệu cách nhiệt cho mái nhà, tường, sàn để giữ cho không gian bên trong mát mẻ hơn.
- Sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm điện năng, như bóng đèn LED, quạt trần, máy lạnh inverter,…
- Tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng cách lắp đặt cửa sổ, cửa kính hoặc ống đèn ánh sáng.
- Lắp đặt hệ thống năng lượng tái tạo như pin mặt trời, máy phát điện gió,…
Giới thiệu một số mẫu nhà 3 tầng kết hợp kinh doanh
Mẫu nhà 3 tầng kết hợp với kinh doanh thiết kế hiện đại, tiện nghi
Mẫu nhà shophouse thích hợp vừa ở vừa kinh doanh
Nhà phố kết hợp kinh doanh quán nước tầng 1
Mẫu nhà 3 tầng kết hợp kinh doanh salon tóc
Mẫu nhà 3 tầng vừa ở vừa cho thuê phòng
Tổng kết
Bài viết là những thông tin chi tiết về thiết kế mẫu nhà 3 tầng kết hợp kinh doanh mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các gia chủ. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp mọi người có được ý tưởng và những điều hữu ích để áp dụng cho công trình sắp tới của mình. Nếu cần thêm tư vấn, hãy liên hệ ngay qua hotline để được hỗ trợ chu đáo hơn.