Quá trình đô thị hóa tại Việt Nam vẫn đang diễn ra hằng ngày. Để đáp ứng được điều này, công trình cơ sở hạ tầng đường xá, nhà cửa, điện nước… cũng được xây dựng theo. Trong đó, các ngôi nhà phố là một trong những công trình nhận được nhiều sự quan tâm của người dân. Mọi người thường đặt câu hỏi là nhà phố nên thiết kế theo phong cách nội, ngoại thất nào? Xây dựng theo mấy tầng và mấy mặt tiền… Bài viết này, HOÀNG HƯNG PHÁT sẽ giới thiệu đến bạn đọc 100+ mẫu thiết kế nhà phố đa dạng phong cách.
Tại sao mẫu nhà phố thu hút được nhiều sự quan tâm?
Nhà phố là nơi được thiết kế dành cho gia đình sinh sống hoặc phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là ở những nơi có mặt bằng rộng, giao thông đông đúc. Những ngôi nhà phố thường sẽ có các bức tường san sát hoặc có một bức tường chung với ngôi nhà khác.
Giống như những loại nhà khác, thiết kế nhà phố để ở cần có không gian sống an toàn và riêng tư cho cả gia đình. Nhà phố thông thường sẽ có các không gian nội thất là phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp, nhà vệ sinh và thêm một số bộ phận ngoại thất là sân cỏ, vườn rau. ban công…
Để giải thích tại sao nhà phố để ở thu hút được nhiều sự quan tâm thì có nhiều lý do. Thứ nhất, những ngôi nhà này có thể áp dụng nhiều phong cách thiết kế nội thất, ngoại thất.
Thứ hai, diện tích sử dụng của một mặt sàng của một tầng không quá rộng rãi, do vậy, đảm bảo được sự riêng tư giữa các phòng. Thông thường, một tầng sẽ xây dựng được từ 1 – 3 phòng ở, 1 nhà vệ sinh.
Thứ ba, cấu trúc nhà phố và đặc điểm nền đất tại Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để xây nhà phố cao tầng. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà phố 2 – 5 tầng được xây dựng trên các con đường ở thành phố.
Thứ tư, quy định về thiết kế nhà phố từ 5 tầng trở xuống (nhà cấp 4) ở Việt Nam không có nhiều quy tắc rắc rối. Do vậy, những sai phạm khi xây dựng, thiết kế sẽ không xảy ra.
Đặc điểm của nhà phố
Một số đặc điểm về diện tích và vị trí của nhà phố được HOÀNG HƯNG PHÁT tổng hợp lại đó là:
Nhà phố có ít nhất một mặt tiền hướng ra phía mặt đường giao thông và có 1 bức tường chung với những ngôi nhà khác
Chiều rộng trung bình cho ngôi nhà phố lý tưởng là 5.5m – 6.2m.
Diện tích sử dụng trung bình của nhà phố trong khoảng
Diện tích trung bình của căn nhà phố nằm trong khoảng từ 70m2 – 185m2.
Vị trí của nhà phố nằm trên những con đường trong nội thành thành phố, thị trấn.
Trong ngôi nhà có phân chia các tầng như tầng trệt, tầng một, tầng hai, tầng hầm. Mỗi tầng có những chức năng sử dụng riêng.
Những loại hình nhà phố có tại Việt Nam
Nhà phố liền kề
Nhà phố liền kề là những dãy nhà có thiết kế tương tự nhau, thường là do một chủ đầu tư tiến hành xây dựng. Những ngôi nhà này năm trong khu quy hoạch, được xây dựng với kế hoạch phát triển bài bản. Những căn nhà ở đây có thể được dùng để ở và kinh doanh.
Nhà phố để ở
Nhà phố để ở là ngôi nhà được xây dựng bởi cá thể nhất định và mục đích duy nhất là dùng để sinh hoạt gia đình. Những ngôi nhà này chủ yếu được làm trong các ngõ, ngách và hẻm. Đặc điểm của nhà là có độ yên tĩnh cao, an toàn, đường đi trước nhà khá nhỏ.
Nhà phố thương mại
Nhà phố thương mại là những ngôi nhà được đầu tư xây dựng bởi những cá thể khác nhau. Do vậy, thiết kế ngoài và kích thước của những ngôi nhà gần nhau sẽ khác nhau. Đây là loại hình nhà phố mà bạn dễ dàng bắt gặp nhất trong nội thành.
Vị trí của nhà phố thương mại thường là ở mặt đường lớn, đi lại thuận tiện dễ dàng và đông đúc người dân. Trong ngôi nhà sẽ sử dụng một vài tầng hoặc tất cả để kinh doanh. Những tầng còn lại có thể dùng để ở, chứa đồ hoặc phục vụ dịch vụ khác.
Những kiểu thiết kế nhà phố phổ biến
Giống như những kiểu nhà khác, người chủ xây dựng cũng có thể trang trí hay xây dựng ngôi nhà theo nhiều phong cách, kích thước, độ cao khác nhau. Dưới đây là một số kiểu thiết kế nhà được ưa chuộng.
Mẫu nhà phố hiện đại
Cuộc sống hiện đại nên một bộ phận người Việt Nam yêu thích phong cách thiết kế nhà hiện đại. Dù phong cách ngôi nhà hiện đại xuất hiện từ đầu thế kỷ XX nhưng cho tới thời điểm hiện tại, đây vẫn là sự lựa chọn của nhiều người.
Thiết kế nhà phố hiện đại được đặc trưng bởi bảng màu đơn sắc. Đường nét thiết kế gọn gàng, tối giản. Vật liệu sử dụng hướng tới tự tự nhiên và sử dụng nhiều ánh sáng từ thiên nhiên.
4 yếu tố đặc trưng của nhà phố hiện đại:
- Đường nét gọn gàng: ngôi nhà hiện đại được xây dựng với những đường thẳng, gọn gàng. Đường nét trên tường là sự kết hợp của các hình học như hình tam giác, hình chữ nhật, ít hoặc không chứa đường cong, lượn sóng…
- Trang trí tối giản: không gian nhà phố hiện đại không sử dụng những đồ nội thất hoa mỹ không cần thiết. Từng đồ vật trang trí hướng tới chức năng hơn là thời trang.
- Bảng màu trung tính: màu sơn tường, nội thất chứa ít gam màu nóng. Bảng màu chủ yếu là màu đơn sắc, trung tính với các tông khác nhau. Những màu điển hình của thiết kế hiện đại là màu trắng, be, xám, đen và phấn.
- Sơ đồ diện tích sử dụng mở: trong ngôi nhà, đồ nội thất sẽ thay thế tường để phân chia không gian chức năng. Sử dụng đồ nội thất thay vì tường để phân biệt giữa các không gian của một ngôi nhà không gian mở. Ví dụ, một đảo bếp có thể được dùng để ngăn cách nhà bếp với phòng ăn; một chiếc ghế sofa giúp nhận biết không gian cho phòng khách.
Mẫu nhà phố bán cổ điển
Thiết kế nhà phố bán cổ điển (tân cổ điển) mang tới những không gian sang trọng, đẳng cấp và giàu có theo lối nhẹ nhàng hơn kiến trúc cổ điển. Nhà phố bán cổ điển có 2 đặc điểm:
Màu sắc sử dụng là màu nhẹ nhàng, trầm lắng. Những màu chủ đạo được dùng là trắng, kem và xám; màu làm điểm nhấn là đen, bạc, đỏ, vàng trầm..
Nhà phố sử dụng nhiều họa tiết trang trí với đường nét mềm mại, uốn lượn nhưng không cầu kỳ và có tính đối xứng hai bên. Những họa tiết này được sử dụng cho cả thiết kế ngoại thất và nội thất trong nhà. Về tổng thể, nhà phố bán cổ điển mang đến cảm giác hoàng gia và giàu có.
Mẫu nhà phố 2 mặt tiền
Mẫu nhà phố 2 mặt tiền, 3 mặt tiền thường được xây dựng ở vị trí giao nhau giữa hai con đường lớn và dùng làm mặt bằng kinh doanh.
Mẫu nhà phố 2 tầng, mẫu nhà phố 3 tầng…
Mẫu nhà phố xây cao tầng (2 tầng, 3 tầng, 4 tầng…) là những mẫu nhà phổ biến tại trong thành phố. Chúng được xây dựng dọc các con đường, ngõ, ngách và hẻm. Chủ ngôi nhà có thể sử dụng để kinh doanh thương mại, để ở hoặc kết hợp cả hai chức năng này.
Trên là những đặc điểm, loại hình và kiểu thiết kế nhà phố phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây. Dưới đây là 100+ mẫu nhà phố được HOÀNG HƯNG PHÁT thiết kế và tổng hợp để bạn đọc tham khảo: